Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Trong kinh doanh đời thường, vị trí mặt bằng cửa hàng là quan trong nhất. Trong thế giới Internet, vị trí từ khóa trên Google là điều quyết định thành công của bạn. Bài viết giới thiệu 3 bước để làm SEO thành công:

seo thành công


1. Design website phù hợp cho SEO (on-page SEO)

Website bạn phải thiết kế làm cho người đọc dể tìm và đọc thông tin, cấu trúc sitemap và menu phải rõ ràng và thuận tiện. Layout phải viết bằng DIV và CSS, làm cho web load nhanh và chia khối dữ liệu rõ ràng. Cách đặt tên CSS và DIV phải đúng chuẩn. HTML và JS không bị lỗi

2. Nội dung giá trị

Google luôn đánh giá nội dung là VUA. Chất lượng nội dung và nội dung duy nhất (không copy) luôn luôn được người dùng và Google ủng hộ. Bạn muốn website của bạn vượt trên đối thủ, bạn phải đầu tư nội dung cho website.

3. Xây dựng backlink (off-page SEO)

Khi bạn đã có một website được thiết kế tốt, nội dung web chất lượng thì bạn cần sự chứng thực là tốt và chất lượng đó. Chứng thực đó là những website khác cùng lĩnh vực với bạn, đặt link đến bạn. Chỉ khi nào bạn thực sự tốt thì nhiều người khác mới khen bạn, giới thiệu bạn cho bạn bè của họ. Do đó Google đánh giá rất cao backlink.

Lưu ý: link cần phải đặt lên TỪ KHÓA – Đơn giản vậy mà nhiều bạn vẫn quên.

Chúc bạn SEO thành công.
Rất nhiều bạn trẻ thắc mắc làm sao để trở thành một chuyên gia SEO chuyên nghiệp.
Một nhà tư vấn SEO chuyên nghiệp góp phần rất quan trọng cho thành công của một dự án SEO. Với dữ liệu đầu vào và ý kiến chuyên môn đúng đắn từ một nhà tư vấn SEO, tiến trình SEO có thể được tiến hành ngày càng hiệu quả, do vậy sẽ giúp site của bạn đạt được thứ hạng cao hơn một cách nhanh chóng hơn.

học làm seo


Một nhà tư vấn về SEO có chất lượng cần có vị trí và thành tích đã được chứng minh. Một chuyên gia SEO lão luyện cũng sẽ biết cách tận dụng các từ khóa đúng đắn để thu hút độc giả mục tiêu ghé thăm website của bạn từ các bộ máy tìm kiếm. Quan trọng là các kết quả đạt được và bạn cần để đảm bảo rằng nhà tư vấn có các kỹ năng và kiến thức cần thiết để chuyển giao.
Bây giờ, hãy để tôi chia sẻ với các bạn những điều mà tôi nghĩ một nhà tư vấn SEO chuyên nghiệp cần có:

1. Kiến thức về marketing trực tuyến

Nhà tư vấn cần có một kiến thức rộng về việc quảng bá website trên Internet. Anh ta cần phải biết cách để quảng bá một website trên hàng loạt các bộ máy tìm kiếm bằng việc sử dụng các từ khóa đúng. Đôi khi, từ khóa chung chung không phải luôn là các từ khóa tốt nhất để tối ưu. Nhà tư vấn nên tiến hành nghiên cứu và tìm ra các từ khóa mà khách hàng tiềm năng của bạn thực sự gõ để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ của bạn trên các công cụ tìm kiếm.

2. Kiến thức tối ưu hóa website

Chuyên gia SEO phải đủ thành thạo để chèn các từ khóa đúng vào các trang khác nhau trên website của bạn. Việc tối ưu trên website không chỉ đơn thuần là đặt các từ khóa vào các thẻ tiêu đề và Meta. Các từ khóa được sử dụng trong mỗi trang phải phù hợp với nội dung của trang đó. Cùng lúc đó, tần suất mà từ khóa đó xuất hiện trong trang nhất định cũng cần được tính đến. Quá nhiều từ khóa xuất hiện trong một trang đơn lẻ sẽ bị coi là nhồi nhét từ khóa và các bộ máy tìm kiếm sẽ phạt website đó vì việc này.

3. Kiến thức tối ưu hóa bên ngoài website

Chuyên gia SEO cần phải quen thuộc với các kỹ thuật tối ưu bên ngoài website như đăng ký vào thư mục, xây dựng liên kết, đăng các bài báo, mạng xã hội…

4. Biết cách làm thế nào để duy trì các khách viếng thăm website của bạn

Thu hút lưu lượng lớn vào website của bạn chưa đủ nếu không ai trong số họ có những hành động mà bạn muốn ví dụ như tải một thông báo, lựa chọn vào một danh sách gửi thư, hoặc một hành động mua hàng trực tuyến. Cho nên, một nhà tư vấn SEO chuyên nghiệp nên có kiến thức về việc tối ưu trang đích để anh ta sẽ biết cách để cấu trúc trang của bạn nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi.

5. Cập nhật với các kỹ thuật và tin tức mới nhất về SEO

Chuyên gia SEO phải biết tự cập nhật các công nghệ và phương pháp SEO mới nhất.

6. Hiểu rõ mong muốn của khách hàng

Hầu hết những khách hàng tìm đến dịch vụ làm SEO, đều đã có những kiến thức sơ bộ nhất địng về công việc này. Việc của SEOer là phải làm thế nào hiểu rỏ mong muốn và ý địng của khách hàng, điều này giúp sự giao tiếp nói đúng hơn là phương pháp làm việc giữa 2 bên được thuận lợi và xuôn sẻ hơn.

7. Một lợi ích về lâu dài

Những manager hay webmaster đều có những định hướng rỏ ráng cho website của công ty họ trong tương lại, việc các SEOer đảm bảo cho đổi tác 1 hiệu quả lâu dài về sau chính là yêu tố quyết định việc thành công của SEO đó.

8. Sự rõ ràng trong công việc

Đối với webmaster thì website cũng như là 1 đứa con của họ, họ tạo ra và cố gắng nuôi nâng xây dựng nó lơn mạnh theo thời gian, hơn ai hết họ muốn biết những gì SEO làm với đứa con đó, nó cũng giống như việc bạn gửi con đến nhà trẻ và tất nhiên ban rất muốn biến con bạn sẻ được học những gì, ăn gì, làm gì…… Một cái nhìn tồng thể và khách quan về công việc của minh sẻ giúp khách hàng an tâm và tin tưởng vào công việc SEO hơn.
SEO từ khóa không dấu hay có dấu là vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm. Dưới đây mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm của mình trong quá trình tìm hiểu về việc nên SEO từ khóa không dấu hay từ khóa có dấu và nội dung tương ứng. Nội dung chỉ mang tính cách tham khảo có thể đúng với bạn nhưng người khác thì không!? Vậy nên chúng ta chỉ nên tham khảo thôi nhé.


Lựa chọn từ khóa không dấu hay có dấu trong SEO?

Đứng ở góc độ người dùng, khi sử dụng máy tính chúng ta thường có thói quen sử dụng tiếng Việt Không dấu. Có rất nhiều lý do khiến người dùng có thói quen đó:

- Một số người dùng không thực sự hiểu rõ về máy tính, nếu các trình gõ tiếng Việt có lỗi cũng không biết sửa ra sao => họ sẽ sử dụng tiếng Việt không dấu.

- Nếu bạn sử dụng điện thoại để tìm kiếm, thường việc gõ tiếng Việt sẽ mất thời gian hoặc khá khó khăn => Họ sẽ sử dụng tiếng Việt không dấu

- Một số người dùng theo thói quen, sẽ gõ tiếng Việt không dấu cho nhanh.

Chính vì thế, chúng ta nên SEO từ khóa tiếng Việt không dấu, tuy nhiên nên sử dụng tiếng Việt có dấu trong nội dung.

Bạn sẽ chọn kết quả nào trên trang kết quả tìm kiếm khi có cả kết quả tiếng Việt có dấu và không dấu? Tôi sẽ chọn trang web sử dụng tiếng Việt có dấu vì nó thân thiện, dễ đọc. Và tôi đảm bảo rằng 90% người dùng cũng làm như tôi.

Giờ các bạn hãy cùng tôi so sánh hai trang kết quả tìm kiếm khi tìm kiếm với từ khóa "phần mềm" và "phan mem" trên google.com.vn

Tìm kiếm trên Google với từ khóa "phần mềm" có dấu

Khi bạn tìm kiếm từ khóa "phần mềm" có dấu, Google sẽ trả về bạn trang kết quả với từ khóa "phần mềm" có dấu được bôi đậm còn các từ khóa "phan mem" không dấu thì không được in đậm.

Các bạn có thể dễ dàng thấy rằng khi bạn tìm kiếm với từ khóa "phan mem" không dấu thì tất cả các từ "phần mềm" có dấu và từ khóa "phan mem" không dấu đều được in đậm trên trang kết quả tìm kiếm.

Điều này hoàn toàn dễ giải thích: Bạn có thể dễ dàng chuyển đổi một từ tiếng Việt có dấu sang không dấu. Khi chuyển một từ tiếng Việt không dấu sang có dấu lại không hề dễ dàng. Với con người, chúng ta có thể thực hiện việc chuyển từ không dấu sang có dấu theo ngữ cảnh, theo các vấn đề liên quan. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng làm được việc này một cách chính xác.

Còn Google, chắc chắn Google không thể có trí thông minh như con người, và việc chuyển đổi một từ từ tiếng Việt không dấu sang tiếng Việt có dấu là điều không tưởng.

Với từ "phan mem" không dấu, có các trường hợp sau khi chuyển sang có dấu: phần mềm, phấn mềm, phân mềm, phẩn mềm,...

Nhưng với từ "phần mềm" có dấu, khi chuyển sang tiếng Việt không dấu, ta chỉ có một phương án duy nhất là "phan mem".

Tất cả các SEO đều luôn biết rằng, chúng ta nên để in đậm với các từ khóa chính xuất hiện trong nội dung bài viết. Việc này vừa giúp người dùng dễ dàng nhìn vào các từ khóa nổi bật đó và biết đó là nội dung chính của bài viết lại cũng là một tiêu chí khiến Google nhận biết đó là nội dung bài viết hướng tới.

Vậy thì trang kết quả tìm kiếm xuất hiện các website có phần in đậm nhiều sẽ thu hút người dùng hơn và được Google cho là phù hợp hơn.

Chính vì thế, lời khuyên của tôi cho các bạn là: Hãy SEO từ khóa không dấu và sử dụng nội dung có dấu.